
Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước và độ ẩm cao. Nên không tránh khỏi những tác nhân gây nên việc thấm dột nước. Khi thi công các công trình nhà ở, thường sẽ không quan tâm đến việc chống dột. Đến khi gặp trường hợp thấm dột thì mới bắt đầu tìm cách khắc phục. Đơn giản và hiệu quả nhất là đơn vị dịch vụ chống thấm dột nhà vệ sinh. Trước tiên chúng ta hãy đề cập đến những nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh.
1. Nguyên nhân gây ra thấm dột nhà vệ sinh
- Cống thoát nước nhà vệ sinh bị hở, khiến nước rò rỉ xuống sàn nhà vệ sinh.
- Do đặc thù sử dụng cho việc vệ sinh cá nhân. Gồm việc tắm rửa và giặt giũ nên thường xuyên sử dụng, tiếp xúc với nước.
- Gạch sàn nhà không được ốp kín và độ dốc không đảm bảo. Nước chảy dốc xuống và bị đọng lại, tích tụ lâu dài.
- Đường nước trong nhà vệ sinh đôi khi bị rò rỉ và dần dần sẽ gây thấm nước. Nước ngấm xuống sàn và các bờ ke chân tường.
- Thời tiết thay đổi, tường chống thấm không đạt tiêu chuẩn. Mỗi khi mưa, nước thường tích tụ và thấm vào trong nhà vệ sinh.
- Do khi làm nhà, thi công với chất lượng không đảm bảo. Dễ phát sinh thấm dột và xuống cấp nhanh chóng.
2. Tác hại nghiêm trọng khi không chống thấm nhà vệ sinh
- Công trình bị xuống cấp nhanh chóng, gây nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm khó lường.
- Những vết ố vàng, rêu mốc và vết rạn nứt bê tông làm mất tính thẩm mỹ. Ảnh hưởng xấu đến nội quan của công trình mà bạn đã bỏ nhiều tiền bạc để xây dựng nên.
- Tình trạng ẩm ướt gây nên nguy hiểm chết người về điện. Những ổ điện, thiết bị âm tường thường được xem là an toàn, nay bị thấm nước lâu ngày. Hư hỏng, giảm độ bền và nguy hiểm hơn có thể gây chạm mạch, cháy nổ, điện giật. Do đó bạn cần chống thấm tường nhà cẩn thận trước khi đi mạch điện ngầm trong tường.
- Môi trường nhà ở bị ẩm ướt lâu ngày, đặc biệt là những nơi bí khí như chân, vách tường. Tạo điều kiện thuận lợi để nấm mốc sinh sôi và phát triển. Những vết mốc đó chứa hàng trăm loại vi khuẩn gây hại đến những người hít phải. Mối nguy cơ tiềm ẩn của bệnh hô hấp, nguy hiểm của người nhà và trẻ em.
3. Công ty dịch vụ chống thấm dột nhà vệ sinh Đăng Linh Phát

Để tránh tình trạng này bạn cần chọn những nhà thầu chống thấm giúp bạn xử lý hiện tượng này. Chống thấm từ ngay khi chúng mới bắt đầu, tránh để lâu ngày khiến chúng loang ra những chỗ khác. Đơn vị có thể đảm bảo giải quyết triệt để các vấn đề nói trên ở TP. Hồ Chí Minh. Đó là Công ty TNHH Đăng Linh Phát.
Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành nghề này. Cùng với đội ngũ nhân công tay nghề cứng cáp. Chúng tôi đã thi công và giải quyết triệt để chống thấm cho nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình. Đây cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho sự uy tín và chất lượng dịch vụ của chúng tôi.
Quy trình chống thấm dột nhà vệ sinh của công ty chúng tôi

Bước 1: Dọn dẹp chướng ngại vật, tháo dỡ các thiết bị lắp đặt trong nhà vệ sinh. Bóc lớp vỏ ngoài và vệ sinh bề mặt cần xử lý chống thấm. Nên chống thấm nhà vệ sinh ngay khi công trình nhà ở vừa hoàn thiện phần thô. Vì hoạt động vệ sinh này khá đơn giản và tiết kiệm.
Bước 2: Tiến hành chống thấm cho sàn nhà vệ sinh
- Tến hành đục mặt bê tông xung quanh ống nhựa đã đặt sẵn với diện tích khoảng 10mm x 10mm. Nếu ống nhựa chưa được lắp đặt, định vị ống và dựng ván khuôn phía mặt dưới.
- Tiến hành phủ chất kết nối Sikadur 732 lên bề mặt bê tông đã được làm sạch và khô lại. Đổ Sikagrout 214 -11 xung quanh ống trong khi lớp kết nối vẫn còn dính.
- Thi công lớp Sika Primer 3 lên các mặt của rãnh xung quanh đường ống. Bơm Sikaflex Construction AP vào rãnh và để qua đêm. Sau đó, thi công lớp 2 – 3 lớp lót dung dịch pha loãng Sikaproof Membrane với 20-50% nước. Cần đảm bảo mức tiêu thụ là 0.6 kg/m2
- Trộn vữa kết nối Sika Latex khi lớp lót khô hoàn toàn. Thi công lên lớp lót với chiều dày từ 1-2mm
- Tiến hành trộn vữa chống thấm với Sika Latex với tỉ lệ 40-50 lít Sika Latex. Cho 1m3 vữa và quét lên lớp kết nối Sika Latex còn ướt
Bước 3: Sau 1 ngày, lớp chống thấm khô, thử nước thêm 1 ngày nữa và nghiệm thu công trình. Tiến hành láng vữa bảo vệ chống thấm. Bàn giao công trình cho khách hàng 24h sau khi nghiệm thu.